MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM XE MÁY

28-10-2023   229 views  

1. Bảo hiểm xe máy là gì?

     Bảo hiểm xe máy là loại giấy tờ bắt buộc cần có khi người dân tham gia giao thông bằng xe cơ giới. Loại bảo hiểm này nhằm bảo vệ về mặt tài chính cho chủ phương tiện. Người tham gia chi trả các quyền lợi khi xảy ra tai nạn dẫn tới những thiệt hại về sức khỏe. Theo đó, các đối tượng được chi trả quyền lợi bao gồm:

 - Xe gắn máy

 - Xe cơ giới

 - Người ngồi trên xe, người bị tai nạn / người bị thiệt hại về thân thể cho lỗi của chủ xe.

2. Bảo hiểm xe máy có tác dụng gì?

     Theo Điều 2 và 3, Nghị định 03/3021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/3/2021, quy định về bảo hiểm xe máy nhằm bảo vệ quyền lợi về tài chính cho chủ xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tác dụng của bảo hiểm xe máy sẽ giúp các bên liên quan giải quyết các vấn đề bao gồm:

 - Hỗ trợ tài chính trong trường hợp xe bị hư hỏng, thiệt hại do tình huống ngoài tầm kiểm soát như cháy nổ, va chạm. Nếu xe bị hư hỏng trên 75% hoặc không thể sửa chữa, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm hỗ trợ bồi thường toàn bộ giá trị thực tế của xe.

 - Đền bù cho bên bị nạn thiệt hại về thân thể và tài sản do lỗi của chủ xe cơ giới.

 - Tránh việc bị cảnh sát giao thông xử phạt vì không có bảo hiểm xe máy.

 - Bồi thường về tài chính đối với thiệt hại về thân thể khi tham gia giao thông cho những người ngồi trên xe máy (bao gồm cả chủ phương tiện và người ngồi sau xe).

 - Hạn chế tình trạng người gây tai nạn bỏ trốn do sợ phải bồi thường.

3. Các loại hình bảo hiểm xe máy

     Hiện nay các loại bảo hiểm xe máy gồm 3 loại:

 - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bảo hiểm TNDS)

 - Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe

 - Bảo hiểm vật chất xe

      Trong đó, bảo hiểm TNDS là loại bảo hiểm bắt buộc xe máy mà chủ phương tiện cần trang bị để đủ điều kiện tham gia giao thông đúng luật. Bảo hiểm vật chất và bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe là các giấy tờ mà chủ xe tự nguyện mua, không được quy định trong Luật Giao thông. 

3.1. Bảo hiểm xe máy bắt buộc trách nhiệm dân sự (bảo hiểm TNDS)

      Bảo hiểm TNDS xe máy hỗ trợ thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe gây ra theo quy định của pháp luật. Theo Thông tư 04/2021/TT-BTC, mức bồi thường bảo hiểm TNDS xe máy tối đa như sau:

 - 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra.

 - 50 triệu đồng/vụ tai nạn đối với thiệt hại về tài sản do chủ xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) gây ra.

3.2. Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe

      Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi xe máy là bảo hiểm xe máy tự nguyện dành riêng cho người lái hoặc cho bổ sung người ngồi sau xe. Tùy vào loại hợp đồng, phạm vi bảo hiểm cũng như mức bồi thường sẽ được quy định riêng. Tại khoản Điều 1, Thông tư 151/2012/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư 126/2008/TT-BTC), quy định về bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe như sau:

 - 70 triệu đồng/người/vụ tai nạn trong trường hợp bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe gây ra.

 - 40 triệu đồng/vụ tai nạn trong trường hợp thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra.

 - 70 triệu đồng/vụ tai nạn trong trường hợp thiệt hại về tài sản ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các xe đặc chủng khác sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng (bao gồm cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi ô tô hoặc máy kéo) gây ra.

3.3. Bảo hiểm vật chất xe máy (bảo hiểm cháy nổ xe máy)

     Đây cũng là loại bảo hiểm xe máy tự nguyện. Chủ phương tiện được bồi hoàn thiệt hại vật chất do thiên tai hoặc tai nạn bất ngờ. 

 - Bảo hiểm vật chất xe máy có thể được áp dụng trong các trường hợp:

  + Chi phí sửa chữa ước tính hoặc thực tế > 70% giá trị xe tại thời điểm xảy ra tổn thất.

  + Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên gây ra (sạt lở, lũ lụt, động đất, sóng thần, sét đánh, giông, bão…).

  + Xe bị mất cắp hoặc bị cướp.

 - Phương tiện tham gia bảo hiểm vật chất phải là xe nội địa hoặc nhập khẩu, đăng ký theo quy định của pháp luật trong thời gian dưới 10 năm.

4. Bảo hiểm xe máy bao nhiêu tiền?

     Ngoài thông tin về bảo hiểm xe máy để làm gì thì chi phí mua bảo hiểm xe máy bao nhiêu tiền cũng được nhiều chủ phương tiện quan tâm. Phụ lục I Thông tư 04/2021/TT-BTC đã đưa ra những quy định về mức đóng hiểm xe máy, áp dụng chung đối với các công ty bảo hiểm.

4.1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe máy

     Theo Thông tư 04/2021/TT-BTC, các phương tiện có phân khối khác nhau sẽ có các mức phí bảo hiểm dân sự xe máy như sau:

 - Xe máy điện: 55.000 đồng/năm

 - Xe máy dưới 50 phân khối (dưới 50cc): 55.000đồng/năm 

 - Xe máy (mô tô) trên 50 phân khối (trên 50cc): 60.000 đồng/năm

 - Xe phân khối lớn từ 175cc trở lên, xe mô tô 3 bánh và các loại xe khác: 290.000 đồng/năm

4.2. Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe

     Bảo hiểm tai nạn là bảo hiểm không bắt buộc. Hợp đồng và quyền lợi bảo hiểm xe máy là kết quả của sự thỏa thuận giữa chủ phương tiện và công ty bảo hiểm. 

Dưới đây là những mức bảo hiểm phổ biến áp dụng với xe trong nước không kinh doanh vận tải như sau:

 - Nếu số tiền bảo hiểm/người/vụ lên tới 20 triệu đồng, phí đóng bảo hiểm tăng thêm 20.000 đồng/năm (tương đương 0,1% số tiền bảo hiểm cho 01 người).

 - Trường hợp số tiền bảo hiểm/người/vụ từ 20 - 45 triệu đồng, đóng thêm 30.000 - 67.500 đồng/năm (tương đương 0,15% số tiền bảo hiểm cho 01 người).

 - Số tiền bảo hiểm/người/vụ từ 45 - 75 triệu đồng, đóng thêm 67.500 - 222.500 đồng/năm (tương đương 0,25% số tiền bảo hiểm cho 01 người).

4.3. Bảo hiểm vật chất xe máy

     Chi phí đóng bảo hiểm vật chất xe máy sẽ được tính dựa trên số tiền chủ phương tiện muốn tham gia. Từ đó, các công ty bảo hiểm sẽ đưa ra nhiều lựa chọn phù hợp. 

Công thức tham khảo:

Phí tham gia bảo hiểm = 1,65% x giá trị xe/năm.

Ví dụ: Xe máy điện VinFast Vento có giá niêm yết trên thị trường là 56,35 triệu đồng, như vậy phí tham gia bảo hiểm vật chất xe là: 

1,65% x 56.350.000 = 929.775 nghìn đồng/năm.

5. Bảo hiểm xe máy mua ở đâu uy tín nhất?

     Mua bảo hiểm xe máy uy tín và đúng luật giao thông quy định là thắc mắc của nhiều người. Hiện nay, bảo hiểm xe máy có thể mua dễ dàng và thuận tiện dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp mang đến sự thuận tiện cho chủ xe. 

5.1. Mua bảo hiểm xe máy trực tiếp

     Chủ xe cơ giới có thể mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm uy tín như Bảo Việt, PVI, Quân đội MIC, BIC,... tại các địa điểm như: 

 - Trụ sở công ty bảo hiểm gần nhất

 - Đại lý phân phối bảo hiểm

 - Ngân hàng

- Cây xăng

5.2. Mua bảo hiểm xe máy online

     Chủ xe cơ giới cũng có thể chọn mua bảo hiểm thông qua các app, website chính thức của các công ty bảo hiểm hoặc các đơn vị trung gian bao gồm: Ví MoMo, My Viettel, ViettelPay,... 

6. Không có bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu? 

     Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) đã quy định người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm bắt buộc TNDS) còn hiệu lực sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

     Việc hiểu bảo hiểm xe máy có tác dụng gì, những quy định và mức bồi thường đi kèm sẽ giúp chủ xe bảo vệ quyền lợi của mình. Hiện nay, bảo hiểm xe máy không chỉ áp dụng trên xe chạy bằng xăng mà còn bao gồm xe điện.

Kết nối