MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

06-01-2022   1124 views  

CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

Linh kiện điện tử là các phần tử điện tử rời rạc có những tính năng xác định, được ghép nối với nhau trong mạch điện thành các thiết bị điện tử.

Linh kiện điện tử là thành phần quang trọng nhất tạo nên các thiết bị, máy móc điện tử. Khi các linh kiện điện tử bị hư thì thiết bị sẽ hoạt động sai hoặc không hoạt động được và khi đó bạn phải sửa chữa, thay thế linh kiện điện tử đó để thiết bị tiếp tục hoạt động. Sau đây là một số loại linh kiện điện tử thường gặp:

1. Điốt (diode)

Điốt là một linh kiện điện tử bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy qua một chiều mà không cho chạy qua chiều ngược lại.

Điốt được ứng dụng làm mạch chuyển đổi dòng xoay chiều sang dòng 1 chiều hay điều khiển dòng điện theo ý muốn.

Như các bạn biết dòng điện chạy từ dương sang âm, khi phân cực thuận, nghĩa là cấp điện dương vào cực dương của diode thì diode không khác gì 1 sợi dây dẫn điện bình thường, nhưng khi phân cực ngươc, cấp điện dương vào cực âm của diode thì diode trở thành 1 khúc gỗ không dẫn điện.

Nối điốt đúng chiều dương

Đèn sáng do phân cực đúng (diode cho phép điện dương đi qua)

Còn khi phân cực sai đèn sẽ tắt(diode không cho điện dương đi qua)

2. Điện trở

Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.

Do đó, điện trở bản chất là 1 sợi dây dẫn có điện trở rất lớn ( thực ra lớn bé còn tùy thuộc vào giá trị của nó), điện trở không phân cực, tức là không phân biệt âm dương.

Cách đọc giá trị điện trở:

 

3. Transitor

Transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử.

Ta cũng có thể hiểu Transistor có bản chất là 1 cái công tắc mà hằng ngày các bạn vẫn nhấn. Nhưng nó có những điểm khác biệt so với công tắc như:

* Transistor không dùng tay để đóng ngắt mà dùng dòng điện để kích tắt mở

* Transistor có thể đóng ngắt cực nhanh

* Có khả năng khuếch đại dòng điện

* Kích thước rất nhỏ

Transistor có 3 loai:

- Transistor lưỡng cực (BJT)

- Transistor hiệu ứng trường (FET)

- Transistor mối đơn cực (UJT)

Hai loại cơ bản nhất là Transistor NPN và Transistor PNP

Cũng giống như điốt, transistor được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được một PNP Transistor. Khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẫn điện âm ta được một NPN Transistor.

Transistor gồm 3 chân: E, C, B. Chân B là chân điều khiển 2 mối E, C

 

Chiều mũi tên là chiều dòng điện đi từ dương sang âm. Do đó transistor NPN cưc dương là C và âm là E, còn PNP thì ngược lại cực dương là E, âm là C

Cách điều khiển transistor NPN: Khi chân B có điện dương thì chân C sẽ nối với chân E

Cách điều khiển transistor PNP:Khi chân B có mass thi chân E sẽ nối với chân C.

4. Tụ điện

Tụ điện ( tiếng anh là capacitor) là một linh kiện điện tử thụ động cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song được ngăn cách bởi lớp điện môi, tụ điện có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

Ký hiệu: Tụ điện có ký hiệu là C

Cách đoc giá trị tụ điện

Với tụ hoá : Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ

=> Tụ hoá là tụ có phân cực (-) , (+) và luôn luôn có hình trụ .

Với tụ không phân cực: Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu

Cách đọc : Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ số thứ 3 )

Ví dụ tụ 104 có nghĩa là: 10 x 10^4 = 10.0000 pF (đơn vị của tụ không phân cực là pico fara) = 100 nF = 0.1 uF

 

Kết nối