MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

Cấu tạo và thông số của bugi xe máy

24-12-2021   1835 views  

CẤU TẠO VÀ THÔNG SỐ CỦA BUGI

Bugi là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa. Tuy nhiên, bugi có nhiệm vụ rất quan trọng là phải phát sinh được tia lửa điện giữa hai điện cực ( cực trung tâm và cực bên nối mát), để đốt cháy  hỗn hợp không khí – xăng từ chế hòa khí đã được nạp vào buồng đốt.Cũng cần nên biết khi hỗn hợp không khí – xăng cháy nổ trong buồng đốt, nó làm nhiệt độ gia tăng lên khoảng 2.500OC và áp suất nén khoảng 50 kg/cm2. Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, bugi phải  luôn đảm bảo tính năng đánh lửa của nó; vì vậy bugi được chế tạo với các yêu cầu rất đặc biệt sau :

  • Có độ bền cơ học cao
  • Có khả năng chịu nhiệt cao và áp suất cao
  • Đảm bảo tia lửa luôn mạnh và ổn định trong mọi điều kiện  nhiệt độ và áp suất khác nhau.

1. Cấu tạo

* Một số điểm chú ý trong cấu tạo của bugi :

  1. Điện cực của bugi: Đây là nơi tập trung tạo ra tia lửa điện, vì vậy các nhà sản xuất bugi sử dụng các loại vật liệu thích hợp để tạo ra tia lửa điện ổn định trong mọi điều kiện làm việc khắc nghiệt (nhiệt độ và áp suất luôn thay đổi), cũng như có khả năng chống ăn mòn cao. Thông thường vật liệu dùng để chế tạo lõi điện cực là Đồng (Cu)   còn đầu cực nơi phóng ra tia lửa điện là các hợp kim Niken với Crôm, Mangan, Silicon,….
  2. Vỏ cách điện: Đảm bảo không rò rỉ điện cao áp, có độ bền cơ học cao, chịu được nhiệt độ cao, có tính truyền nhiệt tốt. Vật liệu làm vỏ cách điện thường là gốm oxít nhôm (Al2O3).

      Trên thân vỏ cách điện, về phía đầu tiếp xúc với chụp bugi, các nhà sản xuất luôn tạo   ra một số nếp nhăn sóng ( thường có khoảng 4 hoặc 5 nếp nhăn sóng), mục đích của việc tạo ra nếp nhăn sóng này để ngăn ngừa hiện tượng phóng điện cao áp từ đầu tiếp xúc của bugi xuống phần kim loại (Đánh lửa ra mát động cơ), làm giảm hiệu qủa đánh lửa trong buồng đốt của động cơ.

  1. Dung tích khỏang trống : Đây là khoảng trống giữa hai điện cực, nếu càng lớn và

sâu thì khả năng tản nhiệt của bugi càng kém; ngược lại nếu càng nhỏ và cạn thì khả năng tản nhiệt của bugi càng nhanh. Qua đó, các nhà sản xuất bugi chia bugi ra làm hai loại dựa trên khả năng tản nhiệt của chúng( hoặc theo dung tích khoảng trống) : Bugi loại nóng và bugi loại nguội:

  • Bugi loại nguội: Loại bugi này có khả năng tản nhiệt nhanh và dễ làm nguội.
  • Bugi loại nóng: Loại bugi này có khả năng tản nhiệt khó và dễ bị làm nóng lên.

Như vậy yêu cầu được đặt ra là phải lựa chọn bugi phù hợp với loại động cơ. Các nhà sản xuất bugi đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn bugi dựa trên một dải nhiệt độ phù hợp.Bugi sử dụng cho một động cơ sẽ được chọn trong dải nhiệt độ ( qui định bằng một dãy số), dải nhiệt độ này thể hiện mức nhiệt độ mà bugi thường xuyên phải làm việc trong điều kiện đó.

Việc lựa chọn này rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng nhiều đến hiệu qủa cháy-giản nở, đến công suất của động cơ, cũng như có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của các chi tiết trong động cơ hoặc thậm chí có thể gây hư hỏng động cơ, nếu sử dụng bugi có dải nhiệt độ không đúng (nguội quá hoặc nóng quá) cho động cơ đó.

2. Lựa chọn Bugi

Thông thường, khi một chiếc xe được sản xuất ra, nhà chế tạo đã  thử nghiệm và chọn một loại bugi phù hợp cho điều kiện hoạt động bình thường của chiếc xe đó.Ở đây xin đưa ra một nguyên tắc cơ bản chung trong việc lựa chọn bugi đúng :

            *  Bugi loại nóng: Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp( phân khối nhỏ), tốc độ động cơ không cao, xe thường xuyên chạy tốc độ thấp, chạy các quãng đường ngắn, tải nhẹ.

             *  Bugi loại nguội: Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao( phân khối lớn), tốc độ động cơ thường hoạt động ở chế độ cao, xe thường xuyên chạy ở tốc độ cao, chạy các quãng đường dài, tải nặng. 

    Chúng ta cùng nghiên cứu ký hiệu và cách phân loại của hãng bugi NGK và DENSO :

Phân loại và ký hiệu của bugi hãng NGK

 

Lưu  ý :  Nếu trên ký hiệu của một bugi không có số cuối cùng, khe hở đánh lửa sẽ để theo tiêu chuẩn là  0.7 ~ 0.8mm.

Phân loại và ký hiệu của bugi hãng DENSO

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có hai loại bugi được sử dụng rộng rãi là NGK và  DENSO(ND), cách  kí hiệu của hai hãng này có khác nhau, tuy nhiên việc phân ra bugi loại nóng hoặc nguội của hai hãng này tương đối giống nhau : bugi có chỉ số nhiệt càng nhỏ là loại càng nóng và bugi có chỉ số nhiệt càng cao là loại càng nguội. Chúng ta có bảng so sánh tương đương một số bugi thông dụng được sử dụng cho các động cơ xe gắn máy đang có trên thị trường (theo cách phân loại dải nhiệt độ của hai loại bugi này) như sau :

NGK DENSO
C5HSA U16FS-U
C6HSA U20FS-U
C7HSA U22FS-U
C8HSA U24FS-U

 

Kết nối