MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

Phương pháp kiểm tra các cảm biến trên xe PGM - FI

12-11-2021   4126 views  

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC CẢM BIẾN TRÊN XE PGM - FI

1. Cảm biến vị trí trục khuỷu CKP

Cảm biến CKP có nhiệm vụ phát hiện ra số vòng quay động cơ và vị trí của trục cơ nhằm báo hiệu cho ECU biết thời điểm phun xăng và đánh lửa.

Cảm biến CKP hiện nay trên xe máy có 2 loại:

+ Loại kích từ: Được cấu tạo từ cuộn dây. Khi các vấu trên vô lăng quét qua cảm biến CKP khi động cơ quay làm thay đổi từ thông xuất hiện trên cuộn dây, chúng chuyển đổi thành tín hiệu điện áp xung và gửi tín hiệu xung tới ECM


+ Loại Hall: Được cấu tạo từ cảm biến Hall, khi động cơ quay các nam châm trên vô lăng sẽ quét qua các đầu cảm biến Hall phát ra xung tín hiệu (xung vuông) gửi về ECM. Cảm biến CKP dạng Hall gồm có 4 cảm biến Hall ( 1 cảm biến P dùng để phát xác định vị trí trục khuỷu, 3 cảm biến còn lại U, V, W dùng để xác định các pha của cuộn dây 3 pha cấp cho hệ thống đề/sạc). Xe sử dụng CKP Hall là các xe đề từ có Idling Stop

  • Cách kiểm tra:
  • Loại kích từ: Sử dụng VOM thang đo vôn xoay chiều đo điện áp khi đề máy hoặc đạp. Nếu tín hiệu cảm biến tốt thì điện áp phát ra từ cảm biến CKP lớn hơn 0.7V. Hoặc chúng ta có thể sử dụng bóng đèn LED gắn vào 2 dây cảm biến sau đó đề máy/đạp nếu đèn LED nhấp nháy thì tín hiệu cảm biến tốt.
  • Loại Hall: Loại cảm biến này sử dụng 6 dây trong đó:

+ Dây nâu/đen: là dây nguồn 12V từ ECM cấp cho cảm biến

+ Dây xanh lá cây: là dây mass từ ECM cấp cho cảm biến

+ Dây xanh/vàng: là dây tín hiệu vị trí cốt máy PCB

+ Dây trắng/đen: là dây tín hiệu pha W IHW

+ Dây trắng/xanh: là dây tín hiệu pha V IHV

+ Dây trắng/đỏ: là dây tín hiệu pha U IUH

Sử dụng VOM thang đo vôn DC:

Đo nguồn cấp cho cảm biến ( dây nâu/đen với dây xanh lá cây) phải có nguồn 12V cấp cho cảm biến

Đo lần lượt tín hiệu từ cảm biến phát ra ECM khi quay cốt máy, điện áp từ phát ra từ 5V – 10V

Hoặc sử dụng LED đo tín hiệu phát ra từ cảm biến. (Tín hiệu âm).

2. Cảm biến vị trí bướm ga TP

Cảm biến vị trí bướm ga có nhiệm vụ phát hiện độ mở của bướm ga gửi tín hiệu về ECM để ECM điều khiển lượng phun xăng và góc đánh lửa.

Cảm biến vị trí bướm ga có 2 loại biến trở và hall tuyến tính.

Cảm biến vị trí bướm ga có 3 chân:

+ Chân nguồn 5V từ ECM cấp cho cảm biến

+ Chân tín hiệu từ cảm biến cấp về ECM

+ Chân mass cảm biến

  • Cách kiểm tra cảm biến TP

Dùng VOM thang đo vôn kiểm tra nguồn 5V từ ECM cấp cho cảm biến (Đo 2 dây ngoài bìa cảm biến)

Kiểm tra tín hiệu từ cảm biến TP gửi về ECM bằng cách đo tại chân giữa cảm biến sau đó kéo tay ga lên, nếu điện áp tăng đều từ khoảng 0.5V đến 4.75V thì cảm biến hoạt động tốt.

3. Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT, TA

Cảm biến IAT có nhiệm vụ phát hiện ra nhiệt độ khí nạp nạp vào buồng đốt và gửi tín hiệu về ECM để ECM điều chỉnh lượng xăng cho phù hợp.

Cảm biến IAT có cấu tạo từ điện trở nhiệt và điện trở đó thay đổi theo nhiệt độ.

Cảm biến IAT có 2 dây:

+ Dây tín hiệu từ cảm biến gửi về ECM

+ Dây mass cảm biến (thường là dây xanh lá cây/cam trên xe Honda hoặc dây đen/xanh trên xe Yamaha).

  • Kiểm tra cảm biến

Kiểm tra điện trở cảm biến: Bật thang đo điện trở 2000 kiểm tra điện trở cảm biến nếu có điện trở thì cảm biến hoạt động tốt. Nhiệt độ tăng thì điện trở giảm

Kiểm tra nguồn cấp cho cảm biến (Rút giắc cảm biến): Đo điện áp tại 2 dây cảm biến nếu điện áp 5V thì nguồn cấp cho cảm biến đủ. Cắm giắc cảm biến lại đo tín hiệu phát ra cảm biến điện áp từ 1V – 4V thì cảm biến hoạt động tốt

4. Cảm biến nhiệt độ động cơ ECT, EOT

Cảm biến ECT có chức năng phát hiện nhiệt độ của động cơ đề điều chỉnh lượng xăng cho phù hợp


Cảm biến ECT có cấu tạo từ điện trở nhiệt và điện trở đó thay đổi theo nhiệt độ.

Cảm biến ECT có 2 dây hoặc 3 dây

+ Dây tín hiệu từ cảm biến gửi về ECM

+ Dây mass cảm biến (thường là dây xanh lá cây/cam trên xe Honda hoặc dây đen/xanh trên xe Yamaha).

            + Loại 3 dây có thêm dây gửi tín hiệu về đồng hồ đo nhiệt.

  • Kiểm tra cảm biến

Kiểm tra điện trở cảm biến: Bật thang đo điện trở 2000 kiểm tra điện trở cảm biến nếu có điện trở thì cảm biến hoạt động tốt. Nhiệt độ tăng thì điện trở giảm

Kiểm tra nguồn cấp cho cảm biến (Rút giắc cảm biến): Đo điện áp tại 2 dây cảm biến nếu điện áp 5V thì nguồn cấp cho cảm biến đủ. Cắm giắc cảm biến lại đo tín hiệu phát ra nếu nhiệt độ tăng điện áp giảm, nhiệt độ giảm điện áp tăng thì cảm biến hoạt động tốt.

5. Cảm biến áp suất khí nạp MAP

Cảm biến áp suất khí nạp có chức năng phát hiện sự thay đổi áp suất bên trong đường ống nạp (lượng khí nhiều ít).

Cảm biến áp suất khí nạp thường được đặt trên bộ 3 cảm biến gồm các cảm biến: TP, IAT, MAP. Nên giắc cảm biến có 5 dây.

+ Dây nguồn 5V cấp cho bộ 3 cảm biến: dây vàng/cam trên xe Honda hoặc dây xanh dương trên xe Yamaha.

+ Dây mass cảm biến: Dây xanh lá cây/cam trên xe Honda hoặc dây đen/xanh trên xe Yamaha.

+ Dây tín hiệu cảm biến MAP: dây vàng/đỏ Honda, hồng/trắng Yamaha.

+ Dây tín hiệu cảm biến TP: dây trắng/đỏ Honda, vàng Yamaha.

+ Dây tín hiệu cảm biến IAT: dây trắng/xanh Honda, nâu/trắng Yamaha.

Đối với các dòng xe số Honda có sử dụng bộ 3 cảm biến thì có màu dây như sau:

+ 5V: Vàng/đỏ

+ Mass cảm biến: xanh lá cây/cam

+ Tín hiệu cảm biến MAP: dây xanh lợt/vàng

+ Tín hiệu cảm biến TP: dây vàng

+ Tín hiệu cảm biến IAT: dây xám/xanh.

Kiểm tra xe khi xe báo lỗi cảm biến MAP:

+ Kiểm tra nguồn cấp 5V cho cảm biến

+ Kiểm tra tín hiệu cảm biến MAP, đùng VOM đo điện áp tại dây tín hiệu MAP. Cho nổ máy xe khi lên ga điện áp giảm xuống thì cảm biến hoạt động tốt. Nếu xe không nổ máy được thì đo điện áp tại dây tín hiệu phải có điện áp từ 1V – 4V.

6. Cảm biến tốc độ bánh xe VS

Cảm biến tốc độ bánh xe có nhiệm vụ phát xung gửi đến đồng hồ ODO, và ECM để điều khiển hệ thống Idling Stop và ABS.

Cảm biến tốc độ bánh xe thường gắn ở các bánh xe, láp, hộp số

Có 2 loại cảm biến VS

+ Loại từ 2 dây: kiểm tra bằng cách đo điện trở hoặc đo tín hiệu điện điện xoay chiều phát ra từ cảm biến khi bánh xe quay. Có thể sử dụng đèn LED để kiểm tra xung.

+ Loại Hall 3 dây:

Kiểm tra nguồn cấp cho cảm biến ( 2 dây bìa cảm biến)

+ 5V đối với xe Yamaha, 12V đối với xe Honda

Kiểm tra tín hiệu cảm biến (dây giữa): khi bánh xe quay điện phát ra từ cảm biến 5V-10V đối với cảm biến sử dụng nguồn 12V, 0V-5V đối với cảm biến sử dụng nguồn 5V. Hoặc có thể sử dụng LED đo xung âm của tín hiệu cảm biến, nếu LED nhấp nháy khi bánh xe quay thì cảm biến hoạt động tốt.

7. Cảm biến góc nghiêng

Cảm biến góc nghiêng có chức năng điều khiển tắt máy xe khi xe ngã đỗ.

Cảm biến góc nghiêng có 2 loại:

+ Điều khiển cấp mass cho rơ le tắt máy.

+ Gửi tín hiệu điện áp về ECM để ECM điều khiển động cơ hoạt động.

  • Kiểm tra cảm biến góc
  • Kiểm tra nguồn cấp cho cảm biến góc nghiêng

+ Nguồn cấp 5V đối với các xe: Future, Exciter, SH Ý

+ Nguồn cấp 12V đối với các xe: Winner, WinnerX, LEAD, SH Ý (Loại điều khiển mass rơ le).

  • Kiểm tra tín hiệu cảm biến góc ( xe thẳng đứng, cảm biến góc lắp đúng)

+ 1V đối với Exciter, SH Ý, Future

+ 5V đối vơi Winner, Winner X

+ Đối với loại điều khiển mass rơ le thì khi xe đứng dây tín hiệu phải có mass.

8. Cảm biến Oxy

Cảm biến oxy phát hiện lượng oxy trong khí xả.

Điện áp ra của cảm biến Oxy khoảng 0V – 1 V tuỳ sự thay đổi oxy trong khí xả.

Điện áp ra của Oxy khoảng 0.4V – 0.6V thì lượng xăng phù hợp, nhiên liệu được đốt cháy.

Điện áp ra của oxy dưới 0.4V thì động cơ đang thiếu xăng.

Điện áp ra của oxy lớn hơn 0.6V thì động cơ đang dư xăng.

Kết nối