MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

Xe ra khói trắng - Hở bạc xéc măng là gì?

29-08-2021   1434 views  

     Trong bài viết này, chúng ta chỉ nói về xe máy sử dụng động cơ đốt trong 4 thì, không kể đến động cơ 2 thì sử dụng xăng pha nhớt các bạn nhé. Vì đối với động cơ 2 thì, nhớt được pha vào xăng nên khi hoạt động nhớt sẽ không cháy được và thải ra ngoài ống pô cùng với khí thải. Do đó, đặc trưng của động cơ 2 thì là trong khí xả có nhiều khói màu trắng. Tuy nhiên ở động cơ 4 thì, phương pháp bôi trơn hoàn toàn khác biệt, không sử dụng xăng pha nhớt như động cơ 2 thì nên trong khí xả sẽ không có nhớt thải ra như động cơ 2 thì.

Hình 1: Đặc trưng của xe 2 thì là "xăng pha nhớt"

     Nhưng sau 1 thời gian sử dụng, xe chúng ta lại xuất hiện nhiều khói thải ra trên ống pô có màu trắng. Nhiều người xung quanh khi thấy hiện tượng trên thì nói rằng: "Xe của bạn bị hở bạc rồi". Vậy hở bạc là gì? Và tại sao hở bạc lại ra nhiều khói trắng trên ống pô? Và nó có ảnh hưởng gì đến động cơ không?

     Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu bạc hay còn gọi là bạc xéc măng là gì và nó có công dụng gì nhé!

Hình 2 - Xéc măng là chi tiết gắn ở đầu pit-tông

    Về mặt kết cấu của động cơ, xéc măng được sử dụng cùng với pit-tông và xy lanh để tạo thành buồng đốt (phòng kín) để tạo ra áp suất nén và giúp động cơ hoạt động. Vậy tại sao không thiết kế pit-tông có kích thước vừa với xy lanh mà phải dùng xéc măng. Điều đó hoàn toàn không thể, do pit-tông là chi tiết bằng kim loại, khi hoạt động ở nhiệt độ cao pit-tông sẽ giãn nở và gây bó kẹt trong xy lanh (hiện tượng này hay gọi là lúp pê). Do đó, phần đầu pit-tông sẽ được thiết kế nhỏ lại so với xy lanh, đồng thời tạo thêm các rãnh để lắp xéc măng vào. Số lượng xéc măng được lắp sẽ phụ thuộc vào kiểu động cơ, động cơ có tốc độ càng cao thì số lượng xéc măng sẽ càng ít. Thông thường trên động cơ xăng sẽ có 3 xéc măng: 2 xéc măng có vai trò làm kín (xéc măng lửa và xéc măng hơi) và 1 xéc măng có vai trò ngăn nhớt lên buồng đốt (xéc măng nhớt).

Hình 3 - Xéc măng lửa trên cùng, xéc măng hơi ở giữa và xéc măng nhớt dưới cùng

     Xéc măng lửa là xéc măng trên cùng do tiếp xúc với khí cháy, đó là cách gọi của người thợ nhằm dễ phân biệt so với xéc măng hơi. Nhưng nhìn chung, chức năng của 2 xéc măng phía trên đều là dùng để làm kín buồng đốt, tạo nên sự hoạt động của động cơ. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng 2 xéc măng này thì khi động cơ hoạt động nó sẽ gây ra hiện tượng nhớt bị lọt vào buồng đốt. Tại sao như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu về hiện tượng BƠM NHỚT CỦA XÉC MĂNG.

Hình 4 - Hiện tượng bơm nhớt của xéc măng

    Chúng ta quan sát hình vẽ phía trên, khi động cơ hoạt động pit-tông sẽ chuyển động đi lên hoặc đi xuống, do đó xéc măng cũng chuyển động lên xuống trong rãnh của pit-tông. Hình bên trái, lúc này pit-tông đi xuống, xéc măng sẽ tì vào thành trên của rãnh pit-tông. Do đó lượng nhớt bôi trơn bám trên vách xy lanh (màu đen trong hình vẽ) sẽ được xéc măng gạt vào bên trong rãnh pit-tông và chứa ở đó. Đến thời kì tiếp theo (hình bên phải), lúc này pit-tông đi lên, xéc măng sẽ rớt xuống và tì vào thành dưới của rãnh pit-tông. Lượng nhớt chứa trong rãnh pit-tông lúc này sẽ được dồn lên trên. Quá trình cứ thế tiếp diễn, khi pit-tông đi xuống ở hành trình tiếp theo, xéc măng phía trên lại tiếp tục gạt nhớt vào rãnh và bơm nhớt lên phía trên. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng bơm nhớt của xéc măng, làm cho nhớt từ bên dưới luôn được đẩy vào trong buồng đốt và gây ra hiện tượng khói trắng.

Hình 5 - Xe ra nhiều khói trắng là do nhớt sục lên buồng đốt

     Như vậy làm thế nào để tránh hiện tượng bơm nhớt của xéc măng. Nói đến đây chắc là chúng ta đã hiểu nhiệm vụ của xéc măng nhớt là để làm gì rồi đúng không. Xéc măng nhớt được lắp dưới cùng trong bộ xéc măng có vai trò gạt toàn bộ nhớt bôi trơn trở lại cạc te (nơi chứa nhớt) tránh nhớt lọt qua 2 xéc măng làm kín, vì để lọt qua thì chắc chắn nhớt sẽ đi lên buồng đốt. Để gạt nhớt dễ dàng, xéc măng nhớt được thiết kế dạng lò xo hoặc có rãnh thoát nhớt, đồng thời tại rãnh pit-tông nơi lắp xéc măng nhớt, nhà sản xuất cũng khoan các lỗ để nhớt có thể lọt vào rãnh và rơi trở lại cạc-te

Hình 6 - Xéc măng nhớt có nhiệm vụ gạt nhớt trở lại không cho nhớt đi lên buồng đốt

     Đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu nguyên nhân nhớt bị sục lên buồng đốt và gây ra hiện tượng xe có khói trắng là gì rồi đúng không? Chúng ta cần hiểu rằng trong bộ bạc xéc măng nó 2 phần với 2 chức năng là làm kín và gạt nhớt. Chức năng làm kín do xéc măng lửa và xéc măng hơi đảm nhận (khi động cơ bị yếu nén là do 2 xéc măng này), chức năng gạt nhớt là do xéc măng nhớt phụ trách. Nếu xéc măng nhớt không gạt hết nhớt thì sẽ gây ra hiện tượng bơm nhớt vào trong buồng đốt như đã phân tích ở trên. Do đó, xe ra nhiều khói lỗi phần lớn là do xéc măng nhớt.

     Người ta hay gọi hiện tượng này là hở bạc, bạc ở đây có nghĩa là bạc xéc măng. Nhưng thông thường khi thay thế sửa chữa, kỹ thuật viên thường thay thế cả bộ xéc măng để đảm bảo cho động cơ hoạt động tốt, vừa đảm bảo được áp suất nén vừa đảm bảo không lên nhớt. Chi phí thay xéc măng cũng không cao nhưng việc đó sẽ giúp động cơ hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng hao nhớt nếu xe bạn đang ra nhiều khói.

Hình 7 - Pit-tông bị xước do thiếu nhớt

     Hiện tượng xe ra khói kéo dài sẽ dẫn đến hao hụt nhớt bôi trơn trong động cơ, nếu tiếp tục hoạt động các chi tiết trong động cơ sẽ bị trầy xước, hư hỏng, dẫn đến hỏng hóc lớn, chi phí sửa chữa cao. Do đó, khi xe máy của bạn có dấu hiệu ra khói trắng hãy mang đi kiểm tra và xử lí càng sớm càng tốt nhé. Chúc các bạn thành công!

                                                                                                                 Tác giả

                                                                                                         Th.S Lê Minh Đảo

                                                                                                  Giám đốc trung tâm VMTC

                                                                                     Giảng viên Đại học Công nghiệp TP.HCM

     

 

 

Kết nối