CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ LỐP
CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ LỐP XE MÁY
1. Ý nghĩa thông số lốp xe
1. Tubeless: Không sử dụng săm, lắp trực tiếp trên vành xe dành cho lốp không săm, viết tắt là “TL”
2. Rear: Hướng quay cho lốp sau, thể hiện bằng mũi tên trên hông lốp
3. Michelin: Thương hiệu hay nhà sản xuất lốp xe
4. 73: Chỉ số tải trọng. Ví dụ: 73 tương ứng với tải trọng 805 pound (365kg) trên mỗi lốp
5. Radial: Lốp bố tỏa tròn
6. Pilot Power 3: Tên mẫu gai lốp
7. 190: Độ rộng của lốp, tính bằng milimét
8. 55: Tỷ lệ chiều cao, được tính bằng chiều cao hông lốp chia cho chiều rộng lốp
9. R: Bố tỏa tròn
10. 17: Đường kính mâm xe hay tanh lốp khi lắp vào bánh xe, được tính bằng inch (1 inch = 2,54cm)
2. Cách đọc thông số lốp
* Ký hiệu theo độ bẹt
VD: Thông số lốp: 100/70 - 17 M/C 49P
100: Bề rộng của lốp xe, tính bằng mm
70: % chiều cao của lốp so với bề rộng của lốp vd: 70% x 100 = 70 mm, chiều cao của lốp là 70 mm
17: ĐƯờng kính danh nghĩa của vành được tính bằng inchs
M/C: Viết tắt Motorcycle
49: Khả năng chịu tải ( Số 49 không phải là lốp xe chịu tải 49kg. 49 là một chỉ số, tương ứng với chỉ số là số kg chịu tải, xem bảng chỉ số ở dưới)
P: là kí hiệu của tốc độ tối đa cho phép. Theo quy ước, chữ P chỉ ra rằng lốp này có thể vận hành ở tốc độ tối đa 150 km/h. Tuy nhiên, thông số này không phải trên lốp nào cũng có do không bắt buộc. Phân loại tốc độ dành cho lốp xe thể hiện bằng các chữ cái, ví dụ như ký hiệu B tương ứng với tốc độ tối đa là 50km/h, J (100km/h), L (120km/h)... Bạn có thể tham khảo ở bảng dưới để biết lốp xe máy của mình chạy được tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu.
Thông thường, chỉ số về trọng tải và tốc độ được in cùng nhau, ngay sau thông số về kích thước. Chẳng hạn 49P cho biết lốp này chịu được trọng tải 185kg và nó được xếp ở tốc độ "P" (150km/h).
* Ký hiệu theo thông số chính
VD: thông số 2.75 - 17 50P 8PR
2.75: Bề rộng ta lông của lốp
17: Đường kính danh nghĩa của vành được tính bằng đơn vị Inchs
50P: Khả năng chịu tải và tốc độ tối đa cho phép.
8PR: Chỉ số mô tả lốp bố và khả năng chịu tải của lốp.
Bài viết khác
- DẤU HIỆU LỌC GIÓ XE MÁY BỊ BẨN VÀ CÁCH BẢO DƯỠNG
- CÁCH NHẬN BIẾT HƯ HỎNG VÀ BẢO DƯỠNG ẮC QUY
- BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG: NHÔNG - SÊN - DĨA
- HỘI THẢO KỸ THUẬT CHO KỸ THUẬT VIÊN CHUỖI CỬA HÀNG TRUE MOTO CARE VN
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CHO NHÂN VIÊN CÔNG TY PHỤ TÙNG DAICHI VN
- HIỆN TƯỢNG XÌ NHỚT GIẢM XÓC XE MÁY
- HIỆN TƯỢNG TRƯỢT NỒI - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
- NGUYÊN NHÂN XE MÁY BỊ HỤT GA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ XE MÁY ĐIỆN CHO ANH EM THỢ XE MÁY SÀI GÒN
- SỰ KHÁC BIỆT CỦA XE ĐIỆN SỬ DỤNG PIN VÀ XE ĐIỆN DÙNG ẮC QUY