MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

Sự khác nhau về nguyên lý của động cơ 4 kỳ và 2 kỳ

24-03-2019   19434 views  

  Động cơ đốt trong thuộc loại động cơ nhiệt tạo ra công thông qua việc đốt cháy hòa khí (bao gồm nhiên liệu và không khí được hòa trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định). Các loại xe máy hiện nay sử dụng động cơ đốt trong chiếm tỉ lệ rất lớn, có thể được xem là vô cùng phổ biến.

   Chia theo kì, động cơ xe máy sẽ có 2 loại là động cơ 4 kì và động cơ 2 kì. Vậy sự khác nhau của chúng là gì?

1. Động cơ 4 kì: 

(1.Intake: kì nạp   2.Compression: kì nén   3.Power: kì cháy - sinh công   4.Exhaust: kì xả)

  Động cơ 4 kì là động cơ thực hiện một chu trình sinh công trong 2 vòng quay của trục khuỷu - 4 lần lên/xuống của piston.

+ Kì nạp: Piston đi từ ĐCT (điểm chết trên) xuống ĐCD (điểm chết dưới), lúc này xupap (van) xả đóng, xupap (van) nạp mở cho dòng nhiên liệu đi vào buồng đốt nhờ sự chênh lệch áp suất với không khí môi trường.

+ Kì nén: Piston đi từ ĐCD lên ĐCT, xupap nạp và xả đều đóng, hòa khí đã được hòa trộn bị nén lại áp suất và nhiệt độ tăng cao. Lúc này áp suất trong buồng đốt khoảng 9 - 12 kg/cm2, nhiệt độ từ 250 - 350 độ C. Cuối kì nén khi piston ở gần ĐCT, bugi đánh lửa, hòa khí được đốt cháy.

+ Kì cháy/nổ: Khi hòa khí được đốt cháy, áp suất buồng đốt tăng cao, piston được đẩy từ ĐCT xuống ĐCD sinh ra công quay trục khuỷu, lúc này cả hai xupap vẫn đóng và đây chính là kì sinh công.

+ Kì thải/xả: Piston đi từ ĐCD lên ĐTC, lúc này xupap xả mở cho dòng khí thải (sản phẩm sau quá trình cháy) đi ra ngoài thông qua ống pô ra môi trường. Kết thúc một chu trình sinh công.

Chuyển động của piston ở kì nạp, nén, xả là nhờ vào năng lượng được tích trữ bởi bánh đà (vô lăng) gắn ở trục khuỷu.

2. Động cơ 2 kì:

 Mỗi chu trình làm việc của động cơ xăng hai kỳ (bao gồm quá trình nạp, nén, nổ và xả) là một lần sinh công (nổ), pit tông dịch chuyển lên xuống hai lần và trục khuỷu phải quay một vòng. Mỗi lần pit tông lên hoặc xuống gọi là một hành trình hay một kỳ.

a. Kỳ thứ nhất
       Trong hành trình này, khi trục khuỷu quay, pit tông sẽ dịch chuyển từ ĐCD lên ĐCT.
       Khi pit tông ở ĐCD trên đỉnh pit tông cửa thổi và cửa xả đều được mở ra (mở hoàn toàn). Do đó, hoà khí gồm hơi xăng và không khí có sẵn trong các te bị nén, qua đường thổi, cửa thổi vào xi lanh và đuổi khí xả qua cửa xả ra ngoài.
        Pit tông dần dần đi lên, đầu trên bịt kín cửa thổi (kết thúc thổi hoà khí vào xi lanh), sau đó bịt kín cửa xả (kết thúc quá trình xả khí cháy) và bắt đầu quá trình nén. Hoà khí có sẵn trong xi lanh  bị nén làm cho áp suất và nhiệt độ của nó tăng lên, đến khi pit tông gần tới ĐCT thì hoà khí trong xi lanh bị bốc cháy nhờ bu gi phóng tia lửa điện.
        Khi pit tông đi lên để nén hoà khí, dưới pit tông cửa nạp mở, trong các te áp suất giảm, do đó hoà khí từ bộ chế hoà khí qua ống nạp và cửa nạp được hút vào các te để chuẩn bị cho việc thổi khí vào xi lanh ở hành trình sau.
b. Kỳ thứ hai 
        Trong kỳ này do hoà khí đã được đốt cháy ở cuối kỳ nén nên khi pit tông tới ĐCT thì hoà khí càng cháy nhanh hơn, làm cho áp suất khí cháy tăng lên tác dụng lên đỉnh pit tông và đẩy pit tông từ ĐCT xuống ĐCD qua thanh truyền làm quay trục khuỷu sinh công.
        Khi pit tông dịch chuyển gần tới ĐCD cửa xả mở (bắt đầu quá trình xả khí cháy), sau đó cửa thổi cũng được mở (bắt đầu quá trình thổi khí vào xi lanh) và cửa nạp dần dần được đóng lại. Do đó, khí cháy sau khi đã làm việc được xả ra ngoài, đồng thời hoà khí dưới cac te bị nén có áp suất lớn hơn áp suất khí cháy còn lại trong xi lanh sẽ theo đường thổi, của thổi vào xi lanh phía trên đỉnh pit tông góp phần làm sạch khí cháy trong xi lanh và tạo điều kiện cho chu kỳ làm việc sau. Khi pit tông tới ĐCD thì cửa xả và cửa thổi mở hoàn toàn.

Kết nối