MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

Mở cửa hàng xe máy cần chuẩn bị những gì?

01-08-2018   884 views  

 Ở Việt Nam, lượng tiêu thụ và người sử dụng xe máy chiếm tỉ lệ khá cao nên nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa xe máy cũng là một ngành nghề rất thu hút và phổ biến. Nhưng để duy trì và phát triển cửa hàng như mong muốn thì không phải ai cũng thành công do tính cạnh tranh trong nghề rất cao.

   Để thành công, nó đòi hỏi phải tích hợp từ rất nhiều yếu tố và một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là “sự chuẩn bị”. Vậy để chuẩn bị cho việc mở tiệm sửa chữa xe máy chúng ta cần những gì?

Điều đầu tiên và tất yếu đó chính là:

    1. Nguồn tài chính, vị trí mặt bằng của tiệm.

  Chúng ta cần xác định số vốn hiện có của bản thân, khả năng huy động, tích góp từ các nguồn tài chính khác. Để từ đó ước lượng được tổng vốn và xác định rõ quy mô của cửa hàng thời khởi điểm.

    2. Trang thiết bị:

  Xác định được điểm mạnh tài chính hiện có của bản thân là xác định được cơ sở vật chất cửa hàng. Một điểm lưu ý về trang thiết bị đó là cần chọn lọc, lựa chọn những thiết bị chuyên dùng, đáp ứng được mọi phương tiện xe máy từ cơ bản đến hiện đại, từ xe số, xe ga hay Fi đời mới. Lựa chọn các hãng uy tín, chính sách bảo hành tốt và nên tìm hiểu sự tư vấn từ những người có kinh nghiệm trước khi chọn mua chúng.

  Tuy nhiên, ban đầu bạn không nên đầu tư giàn trải mà hãy xác định mục tiêu, đặc điểm nhu cầu chủ yếu của khu vực mặt bằng hiện tại của tiệm. Đối tượng khách hàng của mình là ai, họ sử dụng những loại xe nào để đầu tư tập trung mạnh vào loại đó. Sau này nếu có điều kiện thì có thể mở rộng qui mô lớn hơn.

  Bước đầu khi mở cửa hàng, bạn đầu tư những thứ cơ bản về đồ nghề, máy nén và một thiết bị chuyên dùng ở mức vừa phải, phụ tùng chỉ cần chuẩn bị một số loại khách hay thay thế, sửa chữa. Việc đầu tư tập trung sẽ giúp cho bạn đỡ tốn chi phí và không bị mất nhiều vốn, hãy đầu tư nhiều vào những gì bạn thấy là mình mạnh nhất.

   Ngoài ra cần chú trọng vào cách bài trí, sắp xếp trang thiết bị trong tiệm một cách ngăn nắp, gọn gàng. Việc này sẽ giúp chúng ta hạn chế rất nhiều các thao tác thừa, tiết kiệm thời gian thay vì phải tốn công tìm kiếm các dụng cụ tháo lắp, sửa chữa do để lộn xộn.

  Và chắc chắn rằng, dù là thợ hay khách hàng, tất cả đều sẽ ấn tượng và chọn lựa cho mình một cửa hàng hiện đại, bài trí ngăn nắp gọn gàng, làm việc theo quy trình. Đây cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu mà VMTC đào tạo học viên cũng như xây dựng trung tâm của mình.

    3. Nguồn nhân sự/thợ lành nghề:

   Khi bạn đã có trong tay một cửa hàng với trang thiết bị thích hợp thì việc chiêu mộ, tuyển dụng nhân sự chắc chắn sẽ là bước tính tiếp theo.

  Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng mà chúng ta cần số lượng nhân sự cho phù hợp. Vấn đề này cũng khá phức tạp vì việc tuyển nhân sự còn phụ thuộc vào tay nghề, kiến thức, chi trả lương bổng. Vừa phải biết cách tính toán kĩ lưỡng để đưa ra mức lương thu hút, chính sách hợp lòng thợ. Lại vừa phải biết cách chiêu mộ, duy trì để tuyển được người thợ không những dày dặn kinh nghiệm mà còn tâm huyết với nghề, với tiệm.

    4. Kế hoạch mục tiêu và quản lí:

   Cơ bản, chúng ta đã hoàn thành công việc chuẩn bị một cửa hàng, vậy để duy trì và phát triển thì sao? Đó chính là “Chiến lược mục tiêu, đối tượng cạnh tranh và kế hoạch quản lí”

   - Mục tiêu: Khi mở cho mình một tiệm sửa chữa, dù lớn hay nhỏ thì bản thân mình cũng là chủ. Chúng ta cần biết chính xác mình muốn gì để có thể làm gì.

   - Đối thủ: Cần xác định rõ các cột mốc quan trọng, những đối thủ cạnh tranh để không những học hỏi mà còn cố gắng hoàn thiện thay đổi bản thân. Phân tích ưu- nhược để đúc kết và rút ra được những kinh nghiệm trong ngành nghề.

   - Quản lí nhân sự: Song song đó là cách quản lí nhân sự, phân công phù hợp, tạo ra một nhóm đoàn kết hợp tác cùng nhau phát triển.

   - Đưa ra những chính sách ưu đãi với khách hàng. Xây dựng được nét độc đáo riêng cho cửa tiệm, sự uy tín để thu hút khách hàng lâu dài với tiêu chí “Vui lòng khách đền, hài lòng khách đi”.

   Hi vọng sau bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho bạn đọc. Mọi đóng góp và thắc mắc có thể comment trực tiếp dưới bài VMTC sẽ trực tiếp tư vấn và hỗ trợ.

 

Kết nối