MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

HƯỚNG DẪN ĐỌC LỖI THỦ CÔNG XE MÁY

11-07-2023   8118 views  

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĐỌC LỖI THỦ CÔNG VÀ TRA BẢNG MÃ LỖI

     Khi chúng ta bật chìa khóa các dòng xe Fi, đèn báo lỗi động cơ sẽ sáng lên và tắt sau 3 giây. Nếu đèn sáng mà không tắt thì có nghĩa là động cơ đang có vấn đề. Để biết được động cơ đang có vấn đề gì cụ thể ngoài dùng máy chẩn đoán để chẩn đoán tình trạng động cơ thì chúng ta có thể chẩn đoán tình trạng động cơ một cách thủ công. Chỉ với một giắc đọc lỗi thủ công và biết cách đọc thì chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được các ban, bệnh của xe thông qua đèn báo động cơ. Dưới đây trung tâm VMTC sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc lỗi thủ công trên các dòng xe Fi

1. Quy trình đọc lỗi thủ công các dòng xe

        a. Các dòng xe Honda

 - Đối với các xe được sản xuất từ năm 2018 trở về trước: Khi xe có lỗi, đèn báo lỗi động cơ sẽ nháy có quy tắc khi bật chìa khóa. Chúng ta tiến hành đọc lỗi thủ công và tra bảng mã lỗi.

 - Đối với các xe được sản xuất từ năm 2018 trở về sau: Khi xe có lỗi, đèn báo lỗi động cơ sẽ sáng liên tục. Muốn đọc được lỗi thì chúng ta sử dụng giắc đọc lỗi thủ công hoặc smart tool.

Bước 1: Tắt khóa xe 

Bước 2: Kết nối giắc đọc lỗi thủ công 

Hình 1: Các giắc đọc lỗi thủ công

Bước 3: Mở chìa khóa

Bước 4: Quan sát đèn báo động cơ trên xe

Hình 2: Đèn báo lỗi động cơ

- Nếu đèn luôn sáng không tắt có nghĩa là động cơ đang bình thường

- Nếu đèn sáng và tắt có chu kỳ là có nghĩa xe đang có lỗi và chúng ta tiến hành đọc lỗi 

Bước 5: Đọc lỗi thủ công: Đèn nháy chậm tính hàng chục và đèn nháy nhanh tính hàng đơn vị

 

Hình 3: Cách đọc mã lỗi các dòng xe Honda

Ví dụ: 1 lần nháy chậm tiếp theo 1 lần nháy nhanh ==> Lỗi 11

           7 lần nháy nhanh tiếp theo là 1 lần nháy chậm và 2 lần nháy nhanh sau đó lặp lại từ đầu ==> Lỗi 7 và lỗi 12

     b. Các dòng xe Yamaha

 - Đối với các xe được sản xuất từ năm 2018 trở về trước: Khi xe có lỗi, đèn báo lỗi động cơ sẽ sáng liên tục và mã lỗi sẽ xuất hiện ngay trên đồng hồ hiển thị.

Hình 4: Đèn báo lỗi và mã lỗi trên xe Yamaha

 - Đối với các xe được sản xuất từ năm 2018 trở về sau: Khi xe có lỗi, đèn báo lỗi động cơ sẽ sáng liên tục. Muốn đọc được lỗi thì chúng ta sử dụng máy chẩn đoán.

     c. Các dòng xe Suzuki

     Khi bật chìa khóa, đèn báo lỗi sáng liên tục. Chúng ta tiến hành đọc lỗi thủ công theo qui trình. Sau đó, các mã lỗi sẽ được xuất hiện trên đồng hồ hiển thị

Bước 1: Tắt khóa xe 

Bước 2: Nối tắt dây đọc lỗi thủ công với mass

Hình 5: Kết nối giắc đọc lỗi thủ công xe Suzuki

Bước 3: Mở chìa khóa. Sau đó, các mã lỗi sẽ được xuất hiện trên đồng hồ hiển thị nếu có

     d. Các dòng xe SYM

     Khi bật chìa khóa, đèn báo lỗi sáng liên tục. Chúng ta tiến hành đọc lỗi thủ công theo qui trình

Bước 1: Tắt khóa xe 

Bước 2: Nối tắt dây đọc lỗi thủ công với mass

Hình 6: Kết nối giắc đọc lỗi thủ công xe Sym

Bước 3: Mở chìa khóa. Sau đó, các mã lỗi sẽ được xuất hiện trên đồng hồ hiển thị

Bước 4: Quan sát đèn báo động cơ trên xe

Bước 5: Đọc lỗi thủ công: Đèn báo sẽ sáng một khoản thời gian rồi tắt, sau đó đèn sẽ nháy có quy tắc và có chu kỳ. Đèn nháy chậm tính hàng chục và đèn nháy nhanh tính hàng đơn vị

2. Bảng tra mã lỗi động cơ

Hình 7: Bảng mã lỗi các dòng xe Fi

     Trên đây là hướng dẫn các bước của quy trình đọc lỗi thủ công và bảng tra mã lỗi. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Kết nối