MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

BỘ BA CẢM BIẾN TRÊN XE MÁY

19-05-2020   12135 views  

BỘ BA CẢM BIẾN TRÊN CÁC DÒNG XE MÁY PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ

   Bộ ba cảm biến được sử dụng trên các dòng xe phun xăng điện tử bao gồm các cảm biến: Cảm biến vị trí bướm ga TP, Cảm biến áp suất khí nạp MAP, cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT được đặt ở vị trí họng ga để nhận biết các tín hiệu gửi về ECU điều khiển hệ thống phun xăng điện tử.

Bộ ba cảm biến

1. Cảm biến vị trí bướm ga TPS (Throuttle Position Sensor).

   Cảm biến vị trí bướm ga có nhiệm vụ xác định góc mở bướm ga và chuyển đổi thành tín hiệu điện  áp gửi về ECU giúp điều chỉnh lượng phun nhiên liệu theo góc mở của bướm ga.

   Cảm biến vị trí bướm ga bao gồm 1 biến trở được đặt cùng với trục bướm ga trên họng ga và điểm tiếp xúc dịch chuyển trên biến trở cùng với bướm ga. Ngoài ra cảm biến vị trí bướm ga trên xe máy còn có loại sử dụng cảm biến Hall.

Vị trí và cấu tạo cảm biến vị trí bướm ga

Nguyên lý hoạt động

   ECU cấp nguồn điện áp 5V cho cảm biến vị trí bướm ga hoạt động. Khi vặn tay ga, trục bướm ga kéo con trượt trượt trên bề mặt biến trở làm thay đổi điện trở và làm cho điện áp tăng dần ở chân điện áp ra. Khi nhả tay ga, điện áp gửi về ECU giảm dần.  Điện áp này được gửi về ECU để xác định góc mở của bướm ga để điều chỉnh lượng xăng phù hợp.

Sơ đồ mạch điện và đặc tuyến cảm biến vị trí bướm ga

2. Cảm biến áp suất đường ống nạp MAP (Manifold Absolute Pressure).

   Cảm biến áp suất đường ống nạp phát hiện ra sự thay đổi áp suất chân không bên trong cổ hút và gửi tín hiệu điện áp về ECU để tính toán lượng nhiên liệu cần thiết cho động cơ.

   Cảm biến áp suất đường ống nạp bao gồm các thành phần sau: Buồng chân không, thiết bị cảm nhận áp suất (màn silicone) sẽ thay đổi điện trở của nó khi có áp suất và một bộ phận khuyếch đại sự thay đổi điện áp.

Vị trí và cấu tạo cảm biến áp suất đường ống nạp

Nguyên lý hoạt động

   ECU cấp nguồn điện áp 5V cho cảm biến áp suất đường ống nạp hoạt động.

   Cảm biến áp suất đường ống nạp cảm nhận áp suất đường ống nạp bằng một IC lắp trong cảm biến và phát ra tín hiệu gửi về ECU.

   Màn silicon gắn liền với buồng chân không được duy trì độ chân không chuẩn. Một phía của màn silicone tiếp xúc với áp suất đường ống nạp, phía còn lại tiếp xúc với độ chân không trong buồng chân không.

   Áp suất đường ống nạp thay đổi hình dạng của màn silicon thay đổi và giá trị điện trở của nó cũng dao động theo mức độ biến dạng. Giá trị điện trở được chuyển hóa thành giá trị điện áp và được gửi đến ECU.

   Điện áp ra vào ECU thấp khi áp suất chân không cổ hút thấp. Điện áp cao hơn khi áp suất chân không lớn hơn.

Sơ đồ mạch điện và đặc tuyến cảm biến áp suất đường ống nạp

3. Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT (Intake Air Temperature).

   Cảm biến nhiệt độ khí nạp được dùng để đo nhiệt độ khí nạp vào động cơ và gửi tín hiệu về ECU.

   Cảm biến nhiệt độ khí nạp bao gồm một điện trở nhiệt, điện trở của nó thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ.

Vị trí và cấu tạo cảm biến nhiệt độ khí nạp

Nguyên lý hoạt động

   Cảm biến nhiệt độ khí nạp phát hiện ra sự thay đổi nhiệt độ do sự thay đổi điện trở của điện trở nhiệt .

   ECU cung cấp một dòng điện 5V đến một điện trở có giá trị không đổi đến cảm biến IAT. Khi giá trị điện trở trên cảm biến thay đổi thì điện áp ra cũng thay đổi theo.

   Khi nhiệt độ khí nạp càng cao, điện trở cảm biến IAT giảm làm cho điện áp ra giảm. Khi nhiệt độ khí nạp thấp, điện trở cảm biến IAT tăng làm cho điện áp ra tăng.

Sơ đồ mạch điện và đặc tuyến cảm biến nhiệt độ khí nạp

   Qua bài viết trên hy vọng sẽ giúp cho các bạn biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cảm biến trên bộ ba cảm biến.

Kết nối