MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

BUGI NÓNG & LẠNH - CÁCH CHỌN BUGI PHÙ HỢP CHO XE CỦA BẠN

28-08-2019   18708 views  

    Bugi là một bộ phận quan trọng trong động cơ xăng, có nhiệm vụ tạo ra tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp xăng - không khí trong buồng đốt. Việc chọn sai loại Bugi có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc, thậm chí có thể gây hư hỏng động cơ. Do đó cần phải chọn Bugi có thông số phù hợp với từng loại động cơ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này phải tìm hiểu yếu tố nào tác động đến quá trình làm việc của Bugi từ đó có thể lựa chọn loại Bugi phù hợp.

Hình 1. Cấu tạo của bugi

 

    Hai thành phần chính để Bugi đánh lửa được là điện cực tiếp đất (mass) và điện cực trung tâm (dương). Phần điện cực tiếp đất bao gồm cả phần ren được bắt trực tiếp vào động cơ để lấy mass, do đó xung quanh điện cực trung tâm được bọc một lớp sứ cách điện để ngăn cách hai điện cực của Bugi. Đây chính là phần quan trọng ảnh hưởng đến nhiệt độ làm việc của Bugi.

        Hình 2. Lớp sứ cách điện trên bugi

Lớp cách điện có đường kính nhỏ hơn phía dưới sẽ tạo ra một dung tích khoảng trống, phần không gian trống này càng lớn thì khả năng hấp thụ nhiệt độ từ bên ngoài vào sẽ càng lớn. Còn lớp cách nhiệt đường kính lớn phía trên là nơi nhiệt độ bên trong được dẫn thoát ra bên ngoài. Độ dày lớp sứ cách nhiệt cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ Bugi, lớp sứ cách nhiệt càng mỏng thì thoát nhiệt càng nhanh ngược lại thì sẽ thoát nhiệt ra lâu hơn khiến nhiệt độ Bugi cao hơn.

Hình 3. Bugi nóng và bugi lạnh

    Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ làm việc của các loại Bugi nên để lựa chọn Bugi phù hợp người ta sử dụng một chỉ số được gọi là chỉ số nhiệt hay còn gọi là độ nóng-lạnh của Bugi, chỉ số nhiệt được ký hiệu bằng những con số và mỗi hãng sản xuất đều có một cách lý hiệu khác nhau, nhưng nguyên tắc ký hiệu phổ biến nhất là chỉ số nhiệt càng thấp thì Bugi càng nóng, càng cao thì Bugi càng lạnh. Do đó Bugi thuờng được người ta chia làm hai loại là Bugi nóng và Bugi lạnh (nguội)

    - Bugi nóng hấp thụ rất nhiều nhiệt từ buồng đốt động cơ - trong khi khả năng dẫn nhiệt ra bên ngoài thấp, khiến Bugi tản nhiệt khó và dễ bị làm nóng.

    - Bugi lạnh ngược lại có phần hấp thủ nhiệt nhỏ cùng với vùng thoát nhiệt ra bên ngoài lớn hơn nên khả năng tản nhiệt tốt, do đó có nhiệt độ làm việc thấp hơn.

    Hình 4. Vùng dẫn nhiệt và hấp thụ nhiệt của bugi 

Như vậy yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn Bugi phù hợp vời từng loại động cơ. Mỗi Bugi hoạt động ở một dãy nhiệt độ khác nhau, phù hợp với khoảng nhiệt độ mà Bugi làm việc nhiều nhất, việc chọn Bugi phù hợp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cháy-giãn nở, công suất động cơ cũng như tuổi thọ các chi tiết, thậm chí có thể gây hư hỏng cho động cơ nếu sử dụng không đúng loại Bugi (quá nóng hoặc quá nguội).

    Đối với động cơ có tỉ số nén thấp (phân khối nhỏ), tốc độ không cao, chạy quãng đường ngắn, tải nhẹ thì sử dụng loại Bugi nóng vì Bugi nhanh đạt đến nhiệt độ làm việc tối ưu.

    Đối với động cơ có tỉ số nén cao (phân khối lớn), thường xuyên hoạt động ở tốc độ cao, chạy đường dài, tải nặng thì chọn loại Bugi nguội vì Bugi sẽ nóng lên từ từ và giữ được nhiệt độ ổn định không bị quá nhiệt.

    Hai hãng Bugi xe máy phổ biến nhất ở Việt Nam là NGK và Denso có các cách ký hiệu riêng để thể hiện thông số Bugi.

 

     Từ bảng tra Bugi NGK ta có thể thay thế vào Bugi Denso bằng cách so sánh thông số từ đó tìm ra mã Bugi Denso phù hợp.

Cám ơn các bạn đã theo dõi, hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn một số kiến thức hay và bổ ích, giúp bạn có thể hiểu hơn về bugi và cách chọn bugi phù hợp để thay thế cho chiếc xe của bạn!

 

Kết nối