MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐẦY ĐỦ, HIỆN ĐẠI

Xem thêm

CÁC KHOÁ HỌC MỚI VỀ XE ĐIỆN

Xem thêm

TẬN TÌNH, CHUYÊN NGHIỆP

Xem thêm

ĐẢM BẢO ĐẦU RA CHO HỌC VIÊN

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI TRUEMOTOCARE

Xem thêm

ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN XE MÁY FI CHO HEAD

Xem thêm

Liên kết đầu ra cho học viên cùng HEAD HONDA

Xem thêm

ĐẢM BẢO VIỆC LÀM

Xem thêm

HỢP TÁC VỚI NHIỀU HỆ THỐNG HEAD LỚN

Xem thêm

Xe máy bị nóng máy chạy yếu: Nguyên nhân và cách khắc phục

18-03-2024   184 views  

          Xe máy hoạt động trong thời gian dài hoặc chịu ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường thường gặp hiện tượng nóng máy. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là do việc hư hỏng một số bộ phận bao gồm: hệ thống làm mát, bugi, bộ lọc gió,...

     Xe bị nóng máy là tình trạng xảy ra thường gặp ở các dòng xe máy xăng và xe điện hiện nay. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong, giảm hiệu suất hoạt động và thậm chí có thể phá hủy động cơ xe máy. Vì thế, để hạn chế tình trạng xe máy bị nóng máy, chủ phương tiện cần nắm rõ nguyên nhân để có phương án khắc phục tiết kiệm và tối ưu nhất.

Xe bị nóng máy kéo dài làm giảm hiệu suất hoạt động và thậm chí có thể phá hủy động cơ xe máy 

1. Nguyên nhân xe máy bị nóng máy

     Sau thời gian dài sử dụng, xe máy không được bảo dưỡng hay sửa chữa sẽ gặp phải tình trạng xuống cấp ở các bộ phận trong hệ thống động cơ. Biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng này chính là xe bị nóng máy. Nắm rõ các nguyên nhân khiến xe máy bị nóng máy giúp người dùng có cách khắc phục kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác.

     1.1. Hệ thống làm mát

     Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của động cơ. Hệ thống làm mát thực hiện chức năng chính là làm giảm nhiệt độ, đảm bảo động cơ hoạt động trong trạng thái tốt nhất.

     Trong trường hợp bộ phận làm mát không phát huy hết công suất, động cơ và các chi tiết khác sẽ bị quá nhiệt. Lúc này, dầu bôi trơn cũng mất tác dụng khiến piston bị bó kẹt trong thành xilanh dẫn đến việc hư hỏng các chi tiết máy khác. Như vậy, hệ thống làm mát là một trong chi tiết ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của xe.

     Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, hệ thống làm mát có thể gặp các vấn đề như két nước bị tắc, van hằng nhiệt bị hỏng hoặc rò rỉ đường ống dẫn nước mát. Việc này là nguyên nhân dẫn đến xe bị nóng máy

     Hệ thống làm mát bị tắc két nước, van hằng nhiệt bị hỏng hoặc rò rỉ đường ống dẫn nước mát dẫn đến xe bị nóng máy 

     1.2. Dầu nhớt

     Dầu nhớt có tác dụng bôi trơn, giúp cho piston bên trong xi-lanh hoạt động trơn tru, ổn định. Vì thế, việc sử dụng dầu nhớt kém chất lượng hoặc không đúng theo quy định của nhà sản xuất sẽ làm giảm khả năng bôi trơn. Qua đó, lực ma sát giữa động cơ và các chi tiết bên trong sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến hiện tượng xe bị nóng máy.

     1.3. Bugi

     Bugi có khả năng phát ra tia lửa điện nhằm đốt cháy hỗn hợp xăng và không khí bên trong buồng đốt. Nếu bugi bị bám bẩn hoặc hư hỏng sẽ khiến nhiệt độ trong buồng đốt không ổn định dẫn đến tính trạng xe bị nóng máy.

 

     1.4. Bộ lọc gió

     Lọc gió là bộ phận quan trọng, được ví như lá phổi của xe. Bộ phận này có nhiệm vụ lọc đi các loại bụi bẩn trong không khí trước khi đưa vào bộ chế hòa khí và buồng đốt, để tăng hiệu suất vận hành cho động cơ

     Khi bộ lọc gió bị bẩn, không khí sẽ lưu thông kém và buồng đốt không cung cấp đủ oxy trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, ống pô thải ra khí bẩn, lâu ngày bị nghẹt, làm cho xe nhanh nóng máy.

     Lọc gió bị bẩn khiến ống pô thải ra khí bẩn, lâu ngày bị nghẹt, làm cho xe nhanh nóng máy 

     1.5. Bộ chế hòa khí

     Bộ hòa khí có chức năng chính là cung cấp hỗn hợp xăng và không khí trong buồng nổ giúp động cơ vận hành ổn định, kéo dài tuổi thọ của xe. Bộ hoà khí bẩn có thể làm loãng nhiên liệu từ đó khiến động cơ bị nóng lên nhanh chóng.

2. Nguyên nhân xe máy điện bị nóng bình

     Không chỉ xe máy, người sử dụng xe điện cũng cần quan tâm đến các chi tiết, linh kiện bên trong. Bởi khi sử dụng liên tục trong thời gian dài, dòng xe này có thể gặp hiện tượng nóng bình ắc quy. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể:

     Ắc quy bị lỗi hoặc yếu: một bộ bình ắc quy thường có 4 - 5 bình nhỏ nối liên tiếp, tạo ra dòng điện ổn định trong xe. Nếu một trong các bình con này bị yếu hoặc hư hỏng thì khả năng tích điện giữa các bình sẽ không đồng đều.

     Ắc quy bị chai: thông thường, một chiếc xe điện có khả năng sạc tối đa lên đến 380 lần, tương đương với 2 - 5 năm sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nếu người dùng không bảo quản ắc quy hoặc pin đúng cách sẽ khiến bộ phận này bị chai.

     Hiện nay, để khắc phục tình trạng xe máy điện bị nóng bình, nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng pin chất lượng và độ bền cao.

3. Cách khắc phục hiện tượng xe máy bị nóng máy

     Xe bị nóng máy sẽ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của xe, làm gián đoạn hành trình khi lưu thông. Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu, người dùng cần nắm được các phương pháp khắc phục hiện tượng xe bị nóng máy bằng cách: 

     3.1. Vệ sinh xe

     Trong thời gian dài sử dụng, động cơ và các cánh tản nhiệt sẽ không tránh khỏi tình trạng bám bẩn, bùn đất. Nếu để tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến sức gió làm mát của động cơ giảm đi, nhiệt độ tăng cao trong quá trình vận hành gây ra hiện tượng nóng máy.

     Để khắc phục, chủ xe nên rửa sạch các bụi bẩn bám ở động cơ, hệ thống tản nhiệt. Ngoài ra, người dùng cần lưu ý không rửa xe khi động cơ còn nóng để tránh ảnh hưởng tới các chi tiết của phương tiện.

     3.2. Kiểm tra bugi, thay dầu máy

     Việc thay dầu máy mới sẽ giúp động cơ giảm nhiệt độ khi di chuyển, đem đến khả năng vận hành êm ái hơn. Chủ phương tiện nên sử dụng các loại dầu nhớt có chỉ số đặc như: 10W40, 10W50, 20W50,... trong mùa hè để bảo vệ máy cũng như đảm bảo động cơ vận hành bền bỉ hơn khi di chuyển trong môi trường khắc nghiệt.

     Các bộ phận như: bugi, vòng bi, cổ phốt, dây xích cũng cần được kiểm tra thường xuyên để hạn chế tối đa hiện tượng lực ma sát quá lớn làm xe bị nóng máy.

     3.3. Thay đổi thói quen lái

     Thói quen lái của người dùng cũng cần được thay đổi để đảm bảo quá trình vận hành trơn tru, ổn định, kéo dài tuổi thọ của xe. Chẳng hạn như, chủ phương tiện không nên đi quá chậm, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng để tránh tình trạng hỏng két làm mát. Bên cạnh đó, người dùng còn có thể hạn chế tình trạng xe nóng máy bằng cách điều khiển tay ga đều, giúp cánh tản nhiệt, két nước có nhiều gió mát hơn.

     3.4. Bảo dưỡng định kỳ

     Để đảm bảo động cơ luôn trong trạng thái tốt nhất, làm chậm quá trình hỏng hóc hay ăn mòn của các bộ phận, chủ xe nên thực hiện bảo dưỡng định kỳ phương tiện.

     Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thời gian bảo dưỡng tốt nhất là khoảng 4 tháng/lần. Một số bộ phận khác sẽ có lịch bảo hành cụ thể như:

     Thay dầu nhớt xe: sau khi chạy 1500 đến 2000 km

     Thay nước làm mát: thay nước làm mát sau 5000km đầu tiên, sau mỗi 10.000km sẽ châm thêm nước làm mát.

     Lọc gió: sau 6000 - 8000 km chạy xe.

     Bugi: sau 8000 - 10.000 km

     Đặc biệt, để được hưởng chế độ bảo dưỡng đầy đủ, công khai và minh bạch nhất, người dùng nên mang xe đến các xưởng sửa chữa chuyên nghiệp hoặc trung tâm bảo hành uy tín thay thế, sửa chữa các chi tiết, phụ tùng của phương tiện.

     Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thời gian bảo dưỡng các bộ phận, linh kiện tốt nhất là khoảng 4 tháng/lần (Nguồn: Sưu tầm)

4. Những lưu ý giúp hạn chế tình trạng xe nóng máy, nóng bình

     Để hạn chế tình trạng xe nóng máy, chủ phương tiện cần nắm được những lưu ý sau:

     Đỗ xe ở khu vực râm mát

     Có phương án vận hành phù hợp nếu phải chạy xe ở vận tốc lớn, quãng đường dài

     Hạn chế đi ra ngoài khi nhiệt độ ngoài trời quá cao

     Tuân thủ lái xe đúng cách

     Hầu hết, hiện tượng xe máy bị nóng máy thường bắt nguồn từ dầu nhớt. Để hạn chế sự cố này, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn xe máy điện bởi dòng xe này được trang bị động cơ điện không phát thải, không gây ra tiếng ồn. Ngoài ra, xe máy điện còn có nhiều ưu điểm so với xe chạy xăng truyền thống như vận hành tiết kiệm, không phát thải. Vấn đề bảo dưỡng xe máy điện cũng đơn giản hơn xe xăng.

 

 

Kết nối